Thứ tư, 8/04/2020 - 307
HLV Pep Guardiola là bậc thầy chiến thuật. Đó là điều không phải bàn cãi. Nhưng Pep cũng đồng thời là bậc thầy đốt tiền trên thị trường chuyển nhượng.
HLV Pep Guardiola xứng danh bậc thậy trong việc đốt tiền mua sắm
Pep tiêu tiền tốn như nào?
Trong sự nghiệp HLV, Pep đã tiêu tổng cộng 1,281 tỷ euro vào TTCN. Đó là con số cao khủng khiếp. Lịch sử bóng đá thế giới không có HLV nào “đốt tiền” shopping nhiều như Pep. 4 năm dẫn dắt Barcelona, số tiền Pep tiêu cho mua cầu thủ là 342 triệu euro. Tới Bayern, nhờ việc đội hình Hùm xám thời điểm đó vốn đã mạnh và ổn định, nên trong 3 năm làm việc ở Đức, Pep chỉ tiêu có 204 triệu euro.
Tuy nhiên, khi sang Man City, thói nghiện mua sắm của Pep đã trở lại. Chiến lược gia người Tây Ban Nha đã chi tổng cộng 735,7 triệu euro để mang những cầu thủ mới tới Etihad. Cá biệt, mùa 2017/18 là mùa giải mà Pep “đốt tiền” kinh hoàng nhất với 317,5 triệu euro. Pep thích mua sắm. Đã vậy, ông lại toàn dẫn dắt các đội bóng mạnh, lắm tiền và quan trọng là luôn sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu về chuyển nhượng. Thế nên số tiền mà Pep chi ra cho shopping không HLV nào đuổi kịp.
Chính bởi điều này mà có giai đoạn, giới chuyên môn mới đặt câu hỏi: Phải chăng Pep là mẫu HLV dùng tiền để mua thành công?
Nhiều bản hợp đồng thất bại
Vấn đề nằm ở chỗ, Pep giỏi chiến thuật bao nhiêu, thì lại thiếu hiệu quả trên TTCN bấy nhiêu. Đúng vậy, rất nhiều bản hợp đồng lớn mà Pep thực hiện trong sự nghiệp đều là những thất bại thảm hại.
Hãy trở lại với Hè 2009, mùa Hè đầu tiên mà Pep được mua về những cầu thủ mà ông thích. Năm đó, tại Barca, Pep đã chiêu mộ Zlatan Ibrahimovic từ Inter với giá 69,5 triệu euro, cùng với đó là trung vệ Dmytro Chygrynskyi với giá 25 triệu euro. Tuy nhiên, cả 2 thương vụ này đều thất bại thảm hại và chẳng đóng góp được gì trong kết quả bóng đá của đội bóng.
Ibra tới nay vẫn là bản hợp đồng đắt thứ 2 trong sự nghiệp Pep, nhưng đây chính là vụ chuyển nhượng mà Pep không bao giờ muốn nhắc tới. Ibra đã ghi 21 bàn sau 45 trận trong mùa giải đầu tiên và duy nhất đá cho Barca. Về lý thuyết, đó không phải con số tồi với một tân binh. Nhưng chỉ 3 tháng sau khi tới Nou Camp, Ibra và Pep đã là những kẻ không đội trời chung.
Trong tự truyện “Tôi là Zlatan”, Ibra đã miêu tả Pep là “tên HLV không có bi”, là dạng HLV hèn nhát, không dám mặt đối mặt nói chuyện trực tiếp để giải quyết vấn đề. Ibra cũng chỉ trích Pep là kẻ độc tài và trù dập mình. Pep không lên tiếng giải thích. Nhưng điều đó lúc này cũng chẳng còn quan trọng. Bởi dù sao Ibra cũng phải rời Nou Camp chỉ sau đúng 1 năm gắn bó và đây là bản hợp đồng thất bại lớn nhất trong sự nghiệp Pep.
Tới Barcelona vào Hè 2009 như Ibra là Chygrynskyi. Và trung vệ trẻ đầy triển vọng của Ukraine cũng chịu chung số phận. Chygrynskyi chỉ được đá có 14 trận mùa 2009/10 và phải rời Nou Camp sau đúng 1 mùa. Tới Hè 2011, Pep lại chiêu mộ 1 tân binh rất sáng giá nữa là Cesc Fabregas. Nhưng trong mùa giải cuối cùng dẫn dắt Barcelona, Pep cũng không thể tìm ra vị trí phù hợp nhất cho Fabregas.
Điều tương tự cũng xảy ra khi Pep tới Man City. Những bản hợp đồng đắt nhất mà Pep thực hiện tại Etihad hầu hết đều không thành công như John Stones, Benjamin Mendy, Joan Cancelo, hoặc không đúng với sự kỳ vọng như Riyad Mahrez… Mendy tiêu tốn của Man City 57,5 triệu euro. Nhưng cầu thủ này chấn thương quá nhiều.
Hè năm ngoái, Pep tốn 65 triệu euro cho Cancelo, biến anh trở thành hậu vệ cánh phải đắt nhất thế giới. Nhưng mùa 2019/20, Cancelo cũng không có chỗ đứng trong đội hình của Pep. Stones thì mãi là nỗi thất vọng, dù chính Pep đặt rất nhiều kỳ vọng vào trung vệ người Anh.
Nếu để ý kỹ sẽ dễ thấy Pep giỏi phát triển, đào tạo, nâng tầm cầu thủ, hơn là mua người. Ở Barcelona, những ngôi sao hay nhất thời Pep là Messi, Busquets, Xavi, Iniesta, Pique…, đều là những người trưởng thành từ lò đào tạo trẻ CLB.
>> Xem thêm: Tin bóng đá.
HLV Pep Guardiola luôn để lại ấn tượng tốt trong mắt bạn bè
Không ai có thể phủ nhận tài năng của Pep Guardiola. Trong sự nghiệp cầu thủ, cựu tiền vệ người Tây Bban Nha đã có những màn trình diễn ấn tượng ở Barcelona, AS Roma, Brescia… Đến khi trở thành 1 HLV, đẳng cấp của ông đã được cả thế giới biết đến nhờ quãng thời gian dẫn dắt Barcelona, Bayern Munich, Manchester City.
Ở mùa giải 2002 – 2003, Pep Guardiola đã thi đấu trong màu áo AS Roma. Tại Olimpico, ông đã có mối quan hệ thân thiết với Antonio Cassano, 1 trong những tiền đạo tài năng nhất của bóng đá Italia vào thời điểm ấy. Mới đây, trong buổi trả lời phỏng vấn với bong da so, Cassano đã chia sẻ:
“Pep là 1 người bạn. Vào 1 mùa hè, khi đang ở Monaco để tham dự 1 giải đấu, trong lúc ăn tối, tôi đã nghe thấy tên của mình được gọi nhiều lần. Chính là ông ấy. Pep chào tôi và muốn tôi kể cho mọi người về những gì chúng tôi vẫn thường làm ở Rome. Pep là 1 cầu thủ tuyệt vời, 1 HLV đẳng cấp. Khi chúng tôi còn là đồng đội, ông ấy luôn nói về bóng đá. Pep có thể thuyết phục các cầu thủ hàng đầu thế giới thực hiện theo triết lý của mình và là người duy nhất đủ khả năng để làm điều đó.”
Mặc dù có mối quan hệ thân thiết với Pep Guardiola nhưng Antonio Cassano lại không xem vị chiến lược gia người Tây Ban Nha là thần tượng của mình. Ông cho biết:
“Loco Bielsa là thần tượng của tôi. Một ngày nào đó, nếu tôi trở thành 1 Giám đốc thể thao, tôi sẽ làm tất cả để đưa ông ấy về đội bóng của mình.”
Nhận định, thông tin tỷ lệ, ý kiến chuyên gia, dự đoán bóng đá Elfsborg vs AS Roma vào lúc 2h00 ngày 4/10, thuộc Cup C2 Châu Âu.
BĐQT 30/10: Trent Alexander-Arnold có thể rời Liverpool, Federico Chiesa khó hòa nhập tại Liverpool là những tin bóng đá nổi bật nhất.