Để thu thập nhiều dữ liệu hơn và sự tương tác của khách hàng đến với website của bạn thì sử dụng Google Tag Manager chính là giải pháp hiệu quả. Vậy Google Tag Manager là gì? Công dụng của trình quản lý thẻ Google đối với website. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.
Google Tag Manager là gì?
Google Tag Manager là công cụ miễn phí của Google giúp người dùng quản lý và thêm các các thẻ trong website như những thẻ theo dõi website (Google Analytics), thẻ tiếp thị quảng cáo Google Ads, Facebook Pixel, những thẻ tối ưu chuyển đổi Google Optimize, Hotjar, Crazy Egg…
Nếu không có công cụ này các website cần phải thêm các đoạn code khác nhau để theo dõi tỷ lệ chuyển đổi, lượt truy cập, thời gian onsite, tỉ lệ thoát…sẽ mất thời gian và công sức hơn. Chi tiết hơn đó là nếu thực hiện thủ công thì bạn sẽ phải cài mã Google Analytics, Facebook Pixel, Google Ads,….vào mã nguồn của trang web. Tuy cấp độ chiến dịch và quảng bá để có thể cài nhiều hay ít thẻ, cấp độ càng cao thì bạn sẽ phải cài càng nhiều thẻ. Còn với Google Tag Manager, bạn sẽ cài và quản lý tất cả các thẻ trong trình quản lý thẻ mà không liên quan tới mã nguồn website, điều này sẽ giảm rủi ro với trang web nhất là những ai không biết code, chưa kể đến website phải load nhiều đoạn JS chắc chắn sẽ làm giảm tốc độ load website.
Công dụng của Google Tag Manager
Sử dụng đơn giản
Google Tag Manager cho phép các thành viên trong website cập nhật những thông tin cần thiết và thêm các thẻ tag mới một cách nhanh chóng và dễ dàng mà không cần thay đổi các mã code phức tạp, thích hợp sử dụng với những ai không biết code. Điều này giúp cho người quản trị nhanh chóng kiểm tra được từng thay đổi và triển khai các hoạt động khi đã sẵn sàng mà không cần nhờ tới sự trợ giúp của nhà phát triển, đồng thời giúp hợp lý hóa quy trình, tăng tốc thời gian khởi chạy cho phép bộ phận kỹ thuật công nghệ tập trung vào các dự án lớn hơn như cải thiện toàn bộ website.
Cập nhật website luôn trong trạng thái mới nhất
Google Tag Manager giúp việc nâng cấp và cải tiến trang web đơn giản hơn nhiều, vì các sửa đổi có thể được thực hiện thông qua ngay giao diện chứ không phải trên mỗi trang con của trang web. Ngoài ra, nếu bạn đang xem xét nâng cấp website lên Universal Analytics thì việc nâng cấp GTM sẽ giúp việc chuyển đổi dần dần dễ dàng hơn nhiều.
Tính năng gỡ lỗi
Các tính năng gỡ lỗi tích hợp sẵn của Google Tag Manager giúp người quản trị có thể kiểm tra và gỡ lỗi trên từng bản cập nhật của trang web trước khi xuất bản, đảm bảo rằng các thẻ tag hoạt động tốt trước khi chúng được xuất bản.
Kiểm soát phiên bản của website
Một phiên bản lưu trữ mới của trang web sẽ được tạo ra mỗi khi bắt đầu xuất bản một thay đổi thông qua Google Tag Manager, giúp người quản trị có thể dễ dàng quay lại phiên bản cũ bất cứ lúc nào. Tính năng này được cho là tuyệt vời khi có thể giữ các thẻ được tổ chức, làm cho việc xử lý sự cố trở nên nhanh chóng, đơn giản và giúp bạn dễ dàng thực hiện các cài đặt tương tự trên các vùng chứa trình quản lý thẻ mới.
Cấp phép cho người dùng dễ dàng
Google Tag Manager giúp dễ dàng đặt quyền cho người sử dụng cá nhân và kiểm soát nội bộ, những người có khả năng thay đổi website và hỗ trợ tạo thẻ, tập lệnh và quy tắc.
Thẻ tích hợp
Google Tag Manager đi kèm với một số thẻ được tích hợp quan trọng cho Google Analytics bản Classic và bản Universal, chuyển đổi AdWords và quảng cáo chỉ hiển thị cho những khách hàng đã truy cập vào website của bạn và cài đặt chuyển đổi khi làm dịch vụ SEO. Điều này giúp những người mới tìm hiểu về marketing mã hóa có thể tùy chỉnh các thẻ chỉ với một vài thông tin chính mà không cần phải thực hiện các mã hóa phức tạp hoặc nhờ sự giúp đỡ của nhà phát triển.
Nói về các thẻ tích hợp, Google Tag Manager cũng cho phép người quản trị web cài đặt triển khai cơ bản Google Analytics thông qua nó. GTM bao gồm một mẫu thẻ cung cấp cho thành viên nhóm tất cả các tùy chọn bạn có trong bản Google Analytics trước đây. Thêm vào đó, công cụ tương thích với mã onsite cũ hơn nên giúp theo dõi sự kiện, lượt xem trang và theo dõi tên miền chéo.
Theo dõi sự kiện
Theo truyền thống, theo dõi sự kiện liên quan đến việc thêm mã vào website để theo dõi các sự kiện của khách hàng truy cập như nhấp chuột, xem video và gửi biểu mẫu. Tính năng theo dõi sự kiện tự động của Google Tag Manager loại bỏ nhu cầu gắn thẻ thủ công như trước cho từng liên kết bạn muốn theo dõi. Thay vào đó, người quản trị có thể nhắm mục tiêu các liên kết hoặc các nút theo các thuộc tính đã có sẵn trên liên kết hoặc bằng cách sử dụng cấu trúc đặt tên chuẩn.
Google Tag Manager cung cấp rất nhiều tính năng hữu ích cho web. Do đó với những chia sẻ của OnDigitals về Google Tag Manager là gì và công dụng của trình quản lý thẻ sẽ giúp bạn tìm hiểu tương tác website một cách nhanh chóng và đơn giản.
"Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo và không nên được coi là lời khuyên chuyên môn hay sự đảm bảo cho bất kỳ kết quả cụ thể nào."